PHÂN BIỆT LIỆT VII TRUNG ƯƠNG VÀ LIỆT VII NGOẠI BIÊN NHƯ THẾ NÀO ??
1. Ôn lại giải phẫu :
– Để có thể hiểu rõ sự khác nhau giữ liệt VII trung ương và liệt VII ngoại biên thì ta phải hiểu rõ đường đi và cơ quan mà nó chi phối vận động. Để dễ hiểu hơn, chúng ta sẽ lấy một ví dụ :
– Ta có hệ thống dẫn truyền vận động chi phối chi nửa dưới bên phải mặt bao gồm 2 neuron : neuron vận động trên và neuron vận động dưới. Neuron vận động trên xuất phát từ vỏ não vận động bên trái đi xuống, bắt chéo qua đường giữa của thân não sang phải tiếp nối với neuron vận động dưới nằm ở nhân thần kinh mặt nhóm dưới (nằm trong cầu não phải) rồi sau đó đi theo dây thần kinh VII ngoại biên đến chi phối vận động cho nửa dưới bên phải mặt
– Đối với hệ thống dẫn truyền vận động chi phối cho nửa trên bên phải mặt vẫn có hệ thống 2 neuron vận động trên và dưới. Neuron vận động trên xuất phát từ một vùng khác của vỏ não vận động bên trái đi xuống và bắt chéo ở thân não sang phải. Sau đó tiếp xúc với một neuron vận động dưới bên phải và chi phối cho vận động của nửa trên bên phải mặt. Điểm khác biệt ở đây là : có một neuron vận động trên xuất phát từ vỏ não vận động bên phải và vẫn ở cùng bên và tiếp xúc với neuron vận động dưới
--> Nói tóm lại, đối với nửa trên bên phải mặt thì ta có 2 neuron vận động trên thuộc 2 bên bán cầu não chi phối cho một neuron vận động dưới bên phải. Còn với nửa dưới bên phải mặt, ta chỉ có 1 neuron vận động trên thuộc bán cầu não trái chi phối cho 1 neuron vận động dưới bên phải
2. Phân biệt liệt VII trung ương và liệt VII ngoại biên ??
– Liệt dây thần kinh VII được chia làm 2 loại : Liệt VII trung ương và liệt VII ngoại biên. Trong đó liệt VII trung ương liên quan đến các tổn thương hệ thống neuron từ vỏ não đến cầu não (tức là tổn thương neuron vận động trên). Còn liệt VII ngoại biên lại liên quan đến các tổn thương hệ thống neuron từ nguyên ủy của dây VII ở cầu não ra đến mặt (tức neuron vận động dưới)
– Trong các trường hợp tổn thương đường đi của thần kinh VII ở bán cầu não trái (liệt VII trung ương) như trong nhồi máu não, nửa dưới bên phải mặt sẽ bị liệt hoàn toàn do đường đi của neuron trước trên bên trái bị “chặn lại”. Mặc dù neuron vận động trên bên trái chi phối nửa trên bên phải cũng bị phá hủy nhưng neuron vận động trên bên phải không bị tổn hại và giúp duy trì chức năng vận động của các cơ thuộc 1/4 trên phải một cách khá bình thường
Nguồn: Cộng đồng y khoa
Xem thêm:
- TS.BS. Bạch Quốc Khánh làm chủ tịch Hội Huyết học – Truyền máu Việt Nam
- Tiến Sĩ Bác sĩ chuyên khoa Huyết Học – Ghép Tủy HSCT – Dr Yvonne Loh Su Ming
- Chuyên gia quốc tế tại Hội Nghị Huyết Học Truyền Máu Toàn Quốc 2022
- Xu hướng chăm sóc sức khỏe nổi bật nhất 2022
- Chúc Mừng Ngày Thầy Thuốc Việt Nam 27.2.2023
- PHÂN BIỆT LIỆT VII TRUNG ƯƠNG VÀ LIỆT VII NGOẠI BIÊN NHƯ THẾ NÀO ??
- TƯ VẤN MIỄN PHÍ CÁC BỆNH LÝ TIM MẠCH VÀ THẦN KINH VỚI BÁC SĨ HÀNG ĐẦU TỪ BỆNH VIỆN MOUNT ELIZABETH SINGAPORE
- PHÒNG CHỐNG CÚM MÙA NĂM 2022