Tập thể dục có thể giảm nguy cơ ung thư di căn
Tập thể dục làm nhu cầu dinh dưỡng của cơ quan nội tạng tăng cao, hạn chế dinh dưỡng cho tế bào ung thư, chống lại sự tiến triển và di căn.
Đại học Tel Aviv (Israel) đã nghiên cứu tác động của tập thể dục đối với các cơ quan nội tạng thường phát triển ung thư di căn như phổi, gan và hạch bạch huyết. Các nhà nghiên cứu theo dõi hơn 2.730 người trong 20 năm và kết luận rằng, tập thể dục nhịp điệu thường xuyên có thể giảm 72% nguy cơ ung thư di căn. Tập thể dục nhịp điệu, nhất là cường độ cao giúp cơ thể lấy năng lượng từ đường càng nhiều, có thể ngăn chặn tế bào khối u phát triển và di căn.
Cụ thể, tập thể dục có thể tác động đến sự trao đổi chất của các cơ quan nội tạng, làm tăng nhu cầu dinh dưỡng của chúng, hạn chế dinh dưỡng cung cấp cho khối u. Khi vận động, cơ thể hấp thụ glucose (đường) tăng lên; khối u bị thiếu glucose khiến nhu cầu trao đổi chất bị hạn chế, dẫn đến giảm khả năng ung thư di căn.
Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, mức độ hoạt động thể chất càng cao càng làm cho nguy cơ mắc một số loại ung thư thấp hơn. Tập thể dục thường xuyên có thể ngăn ngừa nồng độ insulin trong máu cao, giảm viêm, cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch và ngăn béo phì. Đây là các yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh ung thư.
Cùng quan điểm với Đại học Tel Aviv, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ còn lưu ý thêm, hoạt động thể chất làm giảm đáng kể sự phát triển của các khối u di căn ở các hạch bạch huyết, phổi và gan. Các cơ quan phải cạnh tranh nguồn đường với cơ bắp (vốn đã bị đốt cháy một lượng lớn glucose trong khi tập thể dục). Kết quả là ngày càng có ít glucose hơn, không có năng lượng (đường glucose) có sẵn để cho ung thư di căn.
Theo Tiến sĩ Roshani Patel, Giám đốc y tế về phẫu thuật vú tại Trung tâm Y tế Đại học John Shore (Mỹ), tập thể dục làm giảm 31-50% nguy cơ tái phát ung thư vú (gồm tái phát tại chỗ và di căn) và giảm 46-50% nguy cơ tử vong do bệnh ung thư này.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Tel Aviv còn cho rằng, tập thể dục cường độ cao càng có lợi cho việc phòng chống ung thư. Theo đó, hoạt động aerobic cường độ cao để đốt cháy chất béo là 65-70% tốc độ xung tối đa, đốt cháy đường 80-85% ngay cả khi tập trong thời gian ngắn.
Người trưởng thành nên có 150 phút tập thể dục vừa phải (đi bộ nhanh) hoặc 75 phút tập thể dục cường độ cao (chạy bộ hoặc chạy trên máy) mỗi tuần, cùng với hai hoặc nhiều ngày hoạt động tăng cường cơ bắp để phòng nhiều bệnh tật.
Nguồn: vnexpress.net chuyên mục sức khỏe
- TS.BS. Bạch Quốc Khánh làm chủ tịch Hội Huyết học – Truyền máu Việt Nam
- Tiến Sĩ Bác sĩ chuyên khoa Huyết Học – Ghép Tủy HSCT – Dr Yvonne Loh Su Ming
- Chuyên gia quốc tế tại Hội Nghị Huyết Học Truyền Máu Toàn Quốc 2022
- Cấp cứu người bệnh đột quỵ – “thời gian là não”
- Thủ tướng đến Singapore, bắt đầu thăm chính thức Đảo quốc Sư tử
- Tại sɑo từ 45-55 tuổi là giɑi đoạп пgᴜy hiểm nhất củɑ một đời пgười?
- Người đàn ông bị cắt bàn chân vì chủ quan với vết bầm tím nhỏ
- Sữa non kháng thể từ Newzealand