Các bệnh lý về vú khá phổ biến và gây nên sự lo lắng cho các chị em phụ nữ. Khi có dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh cần đi khám sớm để được tư vấn cụ thể, nhằm có biện pháp can thiệp đúng, chủ động ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
1. Các dị tật vú tăng sản:
– Đa núm vú: 1 – 5% dân số có núm vú phụ, thường phát triển dọc theo ống sữa đi từ nách đến bẹn. Núm vú phụ có thể gặp ở trên hoặc dưới vú bình thường. Nếu bệnh nhân có nhu cầu thì có thể phẫu thuật cắt bỏ đơn giản.
– Tuyến vú phụ hay tật nhiều vú: tuyến vú phụ là sự phát triển của nhu mô tuyến vú lạc chỗ có hoặc không có hiện diện của một núm vú. Tần suất gặp từ 0,1 – 1%, vị trí hay gặp nhất là vùng nách. Tuyến vú phụ có cùng nguy cơ các bệnh lý lành tính và ác tính như tuyến vú bình thường. Cắt bỏ theo hình elip đơn giản là phương thức điều trị đầu tiên cho tuyến vú phụ.
– Phì đại tuyến vú: là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng thể tích của vú trên mức bình thường, gây ra bởi sự phát triển của tuyến vú kèm theo sự xâm nhập của tổ chức mỡ. Phì đại vú có thể xảy ra ở tuổi dậy thì hoặc sau thời kỳ chửa đẻ. Tình trạng vú to gây cho bệnh nhân những khó chịu tại chỗ như loét nếp vú, trở ngại khi mặc áo, vận động, biến đổi về tư thế (gù do gập vai để cố giấu ngực).
2. Các dị tật vú thiểu sản:
– Không cân xứng về kích thước: Mất cân xứng tuyến vú bẩm sinh hay gặp, thay đổi từ lệch lạc nhỏ tới khác nhau hoàn toàn về kích cỡ. Điều trị cho các trường hợp đơn giản là đặt túi độn, các trường hợp lệch lạc nhiều có thể cần phối hợp với đặt túi giãn trước khi đặt túi độn.
– Tật không có vú: hiếm gặp, có thể đơn độc hoặc là một phần trong một số hội chứng. Những bệnh nhân này không cần chờ sự trưởng thành đầy đủ trước khi tạo hình.
– Vú hình củ: tổ chức tuyến vú thoát vị qua một vòng cân co thắt ở phía dưới quầng vú, đáy vú bị thắt lại, quầng vú giãn rộng và chúc xuống dưới. Có nhiều kỹ thuật khác nhau để điều trị biến dạng vú hình củ: mục đích là phục hồi lại các kích thước đầy đủ của đáy vú, đặt lại vị trí nếp gấp dưới vú, giảm kích thước quầng vú, tạo sự cân xứng 2 vú.
3. Các khối u tuyến vú lành tính:
– Xơ nang tuyến vú: là tổn thương lành tính thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 30 – 50. Đặc điểm là sờ thấy các khối mềm, ránh giới không rõ, xuất hiện ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt, gặp ở nửa ngoài vú hoặc cả 2 bên tuyến vú.
– U xơ tuyến vú: chiếm khoảng 15% các u tuyến vú. Gặp ở 1 hoặc 2 bên vú, thường trước tuổi 35. Khối u chắc, đều, tròn hoặc hình trứng, di động dưới da, không đau, không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, kích thước thay đổi từ 2 – 3cm. Chẩn đoán xác định được thực hiện bằng chọc hút tế bào.
– U tuyến: u tuyến đơn thuần rất ít gặp, thường gặp ở người trẻ, phát triển chậm, thay đổi kích thước theo chu kỳ kinh nguyệt. U thường tròn, kích thước không lớn, giới hạn rõ.
– U mỡ: Hay gặp. Có thể phát triển từ phía trước, trong hoặc sau tổ chức tuyến vú hoặc ở hõm nách. Có thể có một hoặc nhiều u. Thường gặp ở người cao tuổi, mật độ mềm, có thể phân biệt rõ các tiểu thuỳ của khối u. U thường làm thay đổi hình dạng của vú. U không đau, không liên quan đến kinh nguyệt.
– U cơ: Có thể phát triển từ các bó cơ trơn của núm vú hoặc các ống tuyến lớn. Có thể gặp các u cơ vân phát triển từ các bó cơ ngực lớn và ăn sâu vào trong tuyến vú. Thường đau ít, phát triển chậm, di động dễ dàng. Đôi khi có kích thước lớn.
Các u vú nếu không có điều kiện điều trị nội khoa và theo dõi đều có chỉ định phẫu thuật vì đây là nhóm có nguy cơ bị ung thư vú cao gấp 3 lần người bình thường. Điều trị ngoại khoa vừa nhằm điều trị khỏi bệnh, vừa có tác dụng ngăn ngừa không cho khối u tiến triển thành ác tính.
Khoa Phẫu thuật tạo hình – Thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội triển khai chương trình khám và tư vấn miễn phí cho bệnh nhân từ ngày 01 đến ngày 10 hàng tháng (không kể ngày nghỉ, ngày lễ) theo các chuyên đề như sau:
Tháng 1: Các khối u da lành tính (nốt ruồi, chai chân, u mỡ,…) Tháng 2: Nơ vi sắc tố bẩm sinh Tháng 3: U máu và các dị dạng máu Tháng 4: Bệnh lý sụp mi Tháng 5: Sẹo do chấn thương, di chứng bỏng,… Tháng 6: Các bệnh lý về vú Tháng 7: Các dị tật cơ quan sinh dục nữ Tháng 8: Di chứng sau chấn thương hàm mặt và bàn tay Tháng 9: Dị tật thừa và dính ngón tay, ngón chân Tháng 10: Khe hở môi, vòm miệng Tháng 11: Các di chứng sau cắt bỏ ung thư và xạ trị điều trị ung thư Tháng 12: Chuyển giới (xin hỗ trợ được tư vấn miễn phí từ chuyên gia nội tiết và tâm lý nếu cần) |
TS.BS Phạm Thị Việt Dung
- TS.BS. Bạch Quốc Khánh làm chủ tịch Hội Huyết học – Truyền máu Việt Nam
- Tiến Sĩ Bác sĩ chuyên khoa Huyết Học – Ghép Tủy HSCT – Dr Yvonne Loh Su Ming
- Chuyên gia quốc tế tại Hội Nghị Huyết Học Truyền Máu Toàn Quốc 2022
- Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ với thủy đậu
- PHÒNG CHỐNG CÚM MÙA NĂM 2022
- TƯ VẤN MIỄN PHÍ CÁC BỆNH LÝ TIM MẠCH VÀ THẦN KINH VỚI BÁC SĨ HÀNG ĐẦU TỪ BỆNH VIỆN MOUNT ELIZABETH SINGAPORE
- Khám Online với các Bác sĩ chuyên khoa từ Singapore ngày 4.8.2022
- HỎI ĐÁP TRỰC TIẾP VỚI GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM UNG THƯ PARKWAY