𝟝 𝕕ấ𝕦 𝕙𝕚ệ𝕦 để 𝕡𝕙â𝕟 𝕓𝕚ệ𝕥 𝕓ệ𝕟𝕙 đậ𝕦 𝕞ù𝕒 𝕜𝕙ỉ 𝕧ớ𝕚 𝕥𝕙ủ𝕪 đậ𝕦
𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 đ𝐚̣̂𝐮 𝐦𝐮̀𝐚 𝐤𝐡𝐢̉ 𝐯𝐚̀ 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮̉𝐲 đ𝐚̣̂𝐮 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐜𝐨́ 𝐜𝐡𝐮𝐧𝐠 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́ 𝐭𝐫𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐬𝐨̂́𝐭, 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐛𝐚𝐧, đ𝐚𝐮 𝐧𝐡𝐮̛́𝐜 𝐜𝐨̛ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐯𝐚̀ 𝐦𝐞̣̂𝐭 𝐦𝐨̉𝐢, 𝐧𝐡𝐮̛𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐚̂́𝐲 𝐬𝐮̛̣ 𝐤𝐡𝐚́𝐜 𝐛𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐫𝐨̃ 𝐫𝐚̀𝐧𝐠 𝐯𝐞̂̀ 𝐭𝐨̂̉𝐧 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠, 𝐭𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐲̀ 𝐮̉ 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐚̀ 𝐥𝐚̂𝐲 𝐭𝐫𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐜𝐮̉𝐚 𝐜𝐡𝐮́𝐧𝐠…𝐃𝐮̛𝐨̛́𝐢 đ𝐚̂𝐲 𝐥𝐚̀ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐜𝐚́𝐜𝐡 đ𝐞̂̉ 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐛𝐢𝐞̣̂𝐭 𝟐 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐧𝐚̀𝐲.
Sự bùng phát của một căn bệnh mới – bệnh đậu mùa khỉ, đã tạo ra nhiều hoang mang trên thế giới. Mặc dù không phải là bệnh giống như bệnh thủy đậu nhưng một số triệu chứng của hai bệnh này rất giống nhau.
Trong cả hai bệnh, đều có các triệu chứng như bị cảm, sốt, phát ban, đau nhức và mệt mỏi. Các chuyên gia cho rằng, các triệu chứng của hai bệnh có thể giống nhau nhất là trong những ngày đầu, nên rất dễ nhầm lẫn.
𝐃𝐮̛𝐨̛́𝐢 đ𝐚̂𝐲 𝐥𝐚̀ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐠𝐢𝐮́𝐩 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐛𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐡𝐚𝐢 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐧𝐚̀𝐲:
𝟏. 𝐊𝐡𝐚́𝐜 𝐧𝐡𝐚𝐮 𝐯𝐞̂̀ 𝐥𝐨𝐚̣𝐢 𝐯𝐢𝐫𝐮𝐬
Hai căn bệnh này đều do virus gây ra:
Thủy đậu do Varicella Zoster virus (VZV), không cùng họ với virus gây bệnh đậu mùa ở khỉ. Nó là một thành viên của gia đình Herpesviruses. Người ta đã xác nhận rằng phát ban do hai loại virus này biểu hiện khác nhau trên da.
Virus đậu mùa khỉ thuộc chi Orthopoxvirus trong họ Poxviridae, không liên quan đến VZV. Bệnh đậu mùa khỉ là anh em họ của bệnh đậu mùa.
𝟐. 𝐊𝐡𝐚́𝐜 𝐧𝐡𝐚𝐮 𝐯𝐞̂̀ 𝐭𝐨̂̉𝐧 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐝𝐚
Mặc dù cả hai bệnh đều gây phát ban với các mụn nước nhỏ, nhưng có sự khác biệt về loại phát ban và sự phân bố của phát ban trên da.
Thủy đậu chỉ ảnh hưởng đến một phần của cơ thể nhưng bệnh đậu mùa khỉ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ.
Bệnh đậu mùa khỉ có các tổn thương đồng bộ, tất cả các tổn thương thường trông giống nhau ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh. Các tổn thương da do virus đậu mùa khỉ thường có các hạch bạch huyết sưng lên có màu trắng trong khi bị thủy đậu, không sưng và thường có màu đỏ.
𝟑.𝐒𝐮̛̣ 𝐥𝐚̂𝐲 𝐭𝐫𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧
Đối với bệnh đậu mùa khỉ:
Virus gây đậu mùa khỉ có thể lây lan từ động vật sang người qua vết cắn hoặc vết xước của động vật bị nhiễm bệnh, khi tiếp xúc với động vật hoang dã, hoặc qua việc sử dụng các sản phẩm làm từ động vật bị nhiễm bệnh.
Sự lây truyền cũng có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi (có thể dẫn đến bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh) hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.
Có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể hoặc vết loét trên người bị nhiễm bệnh hoặc với các vật liệu đã chạm vào dịch cơ thể hoặc vết loét, chẳng hạn như quần áo hoặc khăn trải giường.
Đối với bệnh thủy đậu:
Bệnh thủy đậu dễ lây lan từ những người bị bệnh thủy đậu sang những người khác chưa từng mắc bệnh hoặc chưa từng được tiêm phòng.
Nếu một người mắc bệnh này thì có tới 90% những người gần gũi với người đó không được miễn dịch cũng sẽ bị nhiễm bệnh.
Virus lây lan chủ yếu qua tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh thủy đậu.
Một người đã từng bị thủy đậu hoặc được chủng ngừa hiếm khi bị nhiễm lại. Đối với những người bị nhiễm lại, các triệu chứng cũng ít nghiêm trọng hơn.
𝟒. 𝐂𝐚́𝐜 𝐭𝐫𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐚́𝐜
Bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu cũng có thể được phân biệt thông qua các triệu chứng sau:
Sốt: Phát ban trong đậu mùa khỉ xuất hiện từ 1 đến 5 ngày trong khi ở bệnh thủy đậu xuất hiện từ 1 đến 2 ngày sau khi sốt.
Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh của bệnh đậu mùa khỉ từ 5 đến 21 ngày trong khi bệnh thủy đậu kéo dài từ 4 đến 7 ngày.
Nguồn: Báo Sức khỏe đời sống
_________________________________
Xem thêm:
- TS.BS. Bạch Quốc Khánh làm chủ tịch Hội Huyết học – Truyền máu Việt Nam
- Tiến Sĩ Bác sĩ chuyên khoa Huyết Học – Ghép Tủy HSCT – Dr Yvonne Loh Su Ming
- Chuyên gia quốc tế tại Hội Nghị Huyết Học Truyền Máu Toàn Quốc 2022
- Xu hướng chăm sóc sức khỏe nổi bật nhất 2022
- Nguyên Vụ trưởng Pháp chế: 5 nguyên nhân gây thiếu thuốc, vật tư y tế trầm trọng
- Mổ u não có nguy hiểm không và những lưu ý sau mổ u não là gì?
- Các bước sơ cứu tai nạn thương tích tại cộng đồng
- Happy New Year 2022