Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet).
Dị vật đường ăn
– Dị vật đường ăn là những vật thể chúng ta ăn vào, hoặc vô tình nuốt vào bị mắc lại trên đường tiêu hóa từ miệng thực quản đến tâm vị (đoạn đầu vào dạ dày).
– Bản chất dị vật:
+ Dị vật do ăn thức ăn như: hóc xương (cá, gà, vịt, lợn), các loại hạt của quả (nhãn, sấu, hồng…) thường gặp ở cả người lớn và trẻ em.
+ Dị vật là đồ chơi hoặc những vật nhỏ do trẻ cho vào miệng như: đồng xu, khuy áo, kim băng, huy hiệu, nhẫn, mảnh đồ chơi, pin, hàm răng giả,…
– Nguyên nhân:
+ Do tập quán ăn uống: chặt thịt xương mảnh, nhỏ. Vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa, nhai không kĩ.
+ Do trẻ em chơi đùa, cho đồ chơi vào miệng.
+ Ở người già răng yếu rụng, ăn nhai không kĩ và do nhu động cơ thực quản yếu nên viên thức ăn có thể bị kẹt lại.
+ Ở bệnh nhân rối loạn tâm thần cố nuốt các vật thể lạ.
+ Do có khối u gây hẹp thực quản khiến cho thức ăn bị kẹt lại.
Các biểu hiện mắc dị vật đường ăn
Biểu hiện dị vật đường ăn khá rõ ràng ở những người đủ tuổi nhận thức: đang ăn thấy có cảm giác dị vật mắc lại và sau đó không hoặc khá khó nuốt.
Tùy vào loại dị vật và thời gian mắc mà có các biểu hiện khác nhau.
– Giai đoạn sớm: trước 6 giờ, sau ăn xuất hiện:
+ Khó nuốt, nuốt đau, nuốt nghẹn phải bỏ dở bữa ăn.
+ Tức ngực, đau nhói ở ngực, đau xuyên ra sau lưng và lan lên vai.
+ Ở trẻ nhỏ biểu hiện: quấy khóc, bỏ ăn, chảy dãi, nôn trớ.
– Ở giai đoạn muộn: thường sau 24 giờ đối với dị vật xương, sắc nhọn.
+ Biểu hiện nhiễm trùng: Sốt, mệt mỏi, rêu lưỡi dày bẩn.
+ Biểu hiện nuốt đau, đau cổ, đau ngực ngày càng tăng lên.
+ Không ăn, không uống được, ứ đọng nước bọt, nước bọt hôi, thối, có thể lẫn máu.
+ Cổ có thể sưng, thường lệch về bên trái, quay cổ khó khăn.
Dị vật đường ăn là một cấp cứu trong Tai Mũi Họng, nếu phát hiện muộn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Hiện nay, qua các trường hợp tiếp nhận, chúng tôi nhận thấy có một số nguyên nhân như: Trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, giãn cách xã hội, hay một số trường hợp chủ quan, tìm cách tự lấy dị vật bằng “mẹo”, thậm chí có người cao tuổi không may mắc dị vật nhưng ngại nói do sợ con cái và người xung quanh nói mình “ăn tham”,… khiến người bệnh đến khám muộn, thường khi dị vật đường ăn đã có biến chứng.
Dù vậy, bác sĩ khuyến cáo trong mọi tình huống, dị vật đường ăn là trường hợp cần thiết phải đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, xử trí kịp thời, tránh các tình huống đáng tiếc có thể xảy ra.
PGS.TS Phạm Thị Bích Đào
- TS.BS. Bạch Quốc Khánh làm chủ tịch Hội Huyết học – Truyền máu Việt Nam
- Tiến Sĩ Bác sĩ chuyên khoa Huyết Học – Ghép Tủy HSCT – Dr Yvonne Loh Su Ming
- Chuyên gia quốc tế tại Hội Nghị Huyết Học Truyền Máu Toàn Quốc 2022
- Nguyên Vụ trưởng Pháp chế: 5 nguyên nhân gây thiếu thuốc, vật tư y tế trầm trọng
- Chúc mừng Giáng Sinh và Năm mới 2023
- PHÂN BIỆT LIỆT VII TRUNG ƯƠNG VÀ LIỆT VII NGOẠI BIÊN NHƯ THẾ NÀO ??
- Khám Online với các Bác sĩ chuyên khoa từ Singapore ngày 4.8.2022
- Chúc Mừng Ngày Thầy Thuốc Việt Nam 27.2